Trang

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Địa Ngục Biến Tướng Đồ


GIANG DẬT TỬ TIÊN SINH HỌA 
Bức tranh Địa Ngục Biến Tướng Đồ này đã dung hợp với sự kết tinh của nghệ thuật và văn hóa. Tác giả dùng hết nghị lực, tuổi tác của ông đã gần cổ hy, trải qua thời gian một năm mới hoàn thành tác phẩm to lớn này, có thể nói là trước chưa từng có. Toàn bức tranh này hiếm có nhất là bề dài 50 thước, chỉ riêng về nhân vật thì có hơn ngàn người. Ngoài ra còn có hoa cỏ chim muông thú vật sơn thủy v.v… Trên thành tích nghệ thuật đã đi đến chỗ gọi là đỉnh cao tối thượng mà bên trong đã bao gồm nghĩa lý thâm sâu đủ để tịnh hóa nhân tâm và đoan chính phong tục là một vị nghệ thuật gia dùng nghệ thuật đối với toàn thể nhân loại là một sự giáo hóa tốt nhất.

TIỂU SỬ TÁC GIẢ  

Giang Dật Tử tiên sinh sanh năm 1938, vào năm 1964 lần đầu tiên tổ chức triển lãm, năm sau với bức tranh điền đơn phục quốc đồ được bộ giáo dục trao tặng giải thưởng tác phẩm này đại biểu cho quốc gia tặng cho Tổng thống dân quốc Đại hàn ông Phác Chánh Hy đến thăm viếng. Hiện nay vẫn còn cất giữ ở viện bảo tàng quốc gia Hán Thành, từ đây về sau mỗi năm đều được giải thưởng. Khi ông năm 30 tuổi đã giác ngộ công danh bên ngoài chỉ là hư huyễn không thật, cho nên ông ẩn cư vẽ tranh. Lần đầu tiên lúc triển lãm, lúc ấy ân sư là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam vì ông chỉ dạy nghệ thuật không nên chỉ là trang sức để thưởng thức nghệ thuật nên có đạo khí, có thể di phong chánh tục tịnh hóa nhân tâm vì vậy tác phẩm tranh vẽ và điêu khắc của ông tuy không lời nhưng bên trong nó đã hàm chứa nghĩa lý sâu xa vô tận. 
Thời cổ xưa tác phẩm Xuân Thu của Khổng Tử làm cho bọn loạn thần tặc tử khiếp sợ. Ngày nay bức tranh địa ngục biến tướng đồ xuất hiện cũng hy vọng có thể đánh thức phần tử trí thức và nghệ thuật văn nhân, nhân vật chính trị và lương tri của người làm việc giữa đại chúng biết được mình đối với thời đại và nhân loại nên gánh vác sứ mạng và trách nhiệm, tự mình phát huy sức ảnh hưởng của mặt chính, hy vọng nhân tâm có thể đôn hậu khiêm tốn chất phác, đây là sứ mạng của tác giả, lấy vẽ tranh để hóa đạo nhân tâm.
Địa Ngục Biến Tướng Đồ đồ hiệu đạo lãm, nhân sanh khổ đoản sanh mạng vô thường. Một khi đã tắt thở thì sanh mạng không còn, con người khi đã có sanh thì không tránh khỏi cái chết, sau khi chết đi về đâu, chúng ta không thể không biết, có thể vãng sanh cực lạc hay không? Hoặc sanh thiên hoặc đọa địa ngục hoặc đọa ngạ quỉ hoặc đọa vào súc sanh hoặc trở lại làm người.  Tất cả đều là mối lo âu đời này đã tạo những nghiệp quả. Địa Ngục Biến Tướng Đồ là giới thiệu cho mọi người biết rõ đọa xuống địa ngục phải chuốc lấy những chân tướng của tội báo, đồng thời cũng thuyết minh địa ngục quả báo hoàn toàn là tự làm tự chịu, chẳng phải là vua Diêm La định tội, cho nên chúng tôi trong tâm rất hy vọng sau khi đã xem bức họa đồ này có thể đánh thức được mọi người hiểu rõ thân người đáng quý, khởi tâm động niệm tạo tác tội nghiệp đọa địa ngục thật là đáng sợ. Cho nên trong kinh dạy rằng: chân thành phát lồ sám hối tức có thể xa lìa tội báo.  Chúng ta cùng nhau khuyến khích.


1. A Di Đà Phật và chư Thánh chúng tiếp dẫn vãng sanh cực lạc thế giới. Đời người quan trọng nhất không có gì sánh bằng là đời này có thể cầu sanh Tịnh Độ, liễu thoát sanh tử vĩnh viễn thoát khỏi cái khổ luân hồi mà Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là Tịnh Địa thù thắng nhất, là A Di Đà Phật với nguyện lực không có gì sánh bằng đã thành tựu. Mục đích là phải giúp cho tất cả chúng sanh lìa khổ được vui. Chỉ cần chịu tin có thể nguyện có thể hành, lão thật niệm Phật đầy đủ Tín Nguyện Hạnh tam tư lương, mà y giáo phụng hành, một đời hành trì không thay đổi. Lúc sắp mạng chung nhất định được Phật Bồ Tát đến tiếp dẫn.
Được viên mãn thành tựu như trong bức tranh đã chỉ rõ:
Niệm Phật lâm chung kiến bửu đài,
Bửu phang bửu cái mãn không bài,
Di Đà Thế Chí Quan Âm đẳng
Hiệp chưởng tương tùy quy khứ lai.

2. Cần tu thập thiện được sanh thiên, không được vãng sanh cực lạc nhưng một đời tu thiện tích đức lâm chung cũng được vãng sanh Thiên đạo hưởng Thiên phước. Nhưng ít nhất phải đầy đủ tiêu chuẩn của thập thiện. Cái gì gọi là thập thiện: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không ỷ ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không tham, không sân, không si.

3. Nhờ vào Ngũ Giới được thân người. Phật dạy thân người khó được giống như rùa biển gặp khúc cây có lỗ, lại nói một khi mất thân người vạn kiếp khó được lại. Làm thế nào đời sau chắc chắn có thể được lại thân người, điều kiện căn bản nhất phải tu trì đầy đủ Ngũ Giới. Cái gì gọi là ngũ giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Còn như giàu sang nghèo hèn đều do tạo tác thiện ác nhiều ít mà định. Ngạn ngữ nói: “Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tạo giả thị”. Chúng ta phải rõ ràng minh bạch cái đạo lý này.


4. Tạo tác thập ác thì linh hồn quy đến địa phủ. Cái gì gọi là thập ác, phản diện của thập thiện tức là thập ác. Đời người chỉ có mấy mươi năm, trong một đời nếu không biết tu học thiện nghiệp, không minh bạch nhân quả sự lý, không biết tu thiện tích đức, thoáng qua vô thường đã đến hồn quy địa phủ, hối hận đã trễ.

5. Hối hận đã không kịp, vô thường phán quan đến thanh toán, lúc này đại mộng mới tỉnh. Lúc sanh tiền đã tạo tác đủ thứ, sau khi chết mỗi thứ đều phải thanh toán.

6. Quỷ vương dạ xoa toàn là do nghiệp lực biến hiện ra. Tất cả cảnh tượng trong địa ngục hoàn toàn do nghiệp lực của mình chiêu cảm. Người không đầy đủ cái nhân địa ngục thì không cảm thọ cảnh giới âm u kinh sợ, cũng chẳng phải là diêm la vương trừng phạt tội nhân tàn khốc.

7. ĐIỆN THỨ NHẤT LÀ TẦN QUẢNG VƯƠNG
Điện này làm chủ nhân gian thọ yểu. Kiết hung và âm gian thọ hình tội báo. Tất cả tội hồn bị áp giải đến chỗ điện thứ nhất Tần Quảng Vương tiếp nhận phân xử. Y theo tội hình nặng nhẹ, đày đi các ngục để thọ tội tiêu nghiệp. Nếu công và lỗi của người bằng nhau thì miễn thọ tội, có thể trực tiếp chuyển đến điện thứ mười đi đầu thai.

8. Ở trước nghiệp kính đài không người tốt, xảo quyệt gian trá khó tránh khỏi hành hình. Vạn thứ mang không đi chỉ có nghiệp tùy thân. Một đời tạo tội nghiệp, ở trước nghiệp kính đài hiện nguyên hình không thể chối cãi.

9. Bá thiện hiếu vi tiên tự sát tội rất nặng. Tự sát là ngu si cũng là rất khổ. Sau khi tự sát tội báo càng khổ phải chịu sự đau khổ tự sát trở lại nhiều lần, bởi vì tứ ân chưa trả. Tứ ân là: ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia, ân chúng sanh. Trách nhiệm chưa tròn mà tự sát coi nhẹ sanh mạng, chẳng những khiến cho cha mẹ đau lòng, bỏ vợ con không chăm lo, đây là thảm kịch nhân gian cho nên cái tội đặc biệt nặng.

10. Thiên hạ loạn lạc, hầu như mất đi lương tri lương năng bởi không tiếp nhận nền giáo dục đạo đức, ở trong đời ác ngũ trược, rất dễ tạo tác vô lượng vô biên tội nghiệp, như đam mê dâm dục, mê đắm cờ bạc, nghiện rượu như mạng sống. Bất hiếu với cha mẹ, vong ơn phụ nghĩa v.v... Đây đúng là một khi lỡ chân hối hận muôn đời, sắp chết đến nơi hối hận đã muộn.

11. Các ngành các nghề không chịu an phận kỳ đạo, tạo vô lượng nghiệp đắc vô biên tội. Cái tội căn của con người là do Tham Sân Si tam độc. Ngày nay đạo đức không còn, đều do không tuân theo lời dạy bảo của thánh hiền. Rất nhiều người chỉ biết bề ngoài của tôn giáo, nhưng không biết rõ tôn giáo, tinh thần chân chánh của tôn giáo là giáo dục đạo đức, cho nên chỉ trọng hình thức, mà không trọng kết quả thật chất của nó, khiến cho vô số chúng sanh càng mê hoặc càng đọa lạc.

12. Học không an đạo hổ thẹn với thánh hiền. Học sách thánh hiền mục đích để làm gì, là chí hướng học theo thánh hiền, học sách thánh hiền chỉ tại giáo dục hóa dân. Nếu không thể y giáo phụng hành làm gương mẫu thì vẫn đọa vào trong danh lợi. Sau khi chết, trước tiên đều phải đến đây bổ túc thọ giáo, xong rồi đày qua địa ngục khác chịu tội tiêu nghiệp.

13. Xảo mưu du thủy thiên hang mãn, cô phụ nhân gian nhất phiến thành.
Người gánh vác công việc giáo dục xã hội tạo phục vụ giáo dục quần chúng, phải niệm niệm vì chúng sanh tạo phước. Nếu từ trong mưu lợi, không những phá hoại hình tướng bề ngoài cũng cô phụ lòng tốt của tín chúng. Thí dụ như vì người tụng kinh bái sám bỏ sót chữ hoặc sót trang hoặc không chuyên không thành. Sau khi chết trước tiên phải bổ túc kinh tiêu nghiệp, xong rồi thì đày qua địa ngục khác, chịu tội tiêu nghiệp.

14. Thanh đăng như đậu thiên cân du, nan chiếu hắc tâm vô đạo nhân.
Kẻ tài năng trí thức có thể tạo phước cho quần chúng cũng có thể tổn hại chúng sanh, mượn danh hiệu của tôn giáo, không thể phụng trì kinh giới, y giáo phụng hành, một ngày kia vô thường đến khổ báo không kham nổi, càng huống chi là:
Thí chủ một hạt gạo
Lớn hơn núi tu di.
Đời này không liễu đạo
Dư báo còn phải mang lông đội sừng trả.

15. Người tạo tác y theo tội nghiệp áp giải đến các ngục, thọ báo tiêu nghiệp. Tùy theo của nghiệp lực lưu chuyển, lúc sanh tiền đã tạo tất cả. Bây giờ đọa vào cảnh địa ngục nào, phải chịu tội hình nào, tự mình đều phải thọ tội.

16. BẢO TRỤ ĐỊA NGỤC
Là địa ngục ôm cột. Ngạn ngữ nói: bảo noãn tư dâm dục là no ấm nghĩ dâm dục. Ngày nay tà dâm lan tràn, người thọ tội báo này là lúc sanh tiền rất ưa thích dâm dục như tà dâm hiếp dâm, buôn bán các loại khiêu dâm như sách, tạp chí, băng video và đĩa CD, VCD, DVD, hoặc tự mình quay phim hoặc cất giữ cùng nhau chiếu xem v.v... Sau khi chết đều đọa địa ngục này thân ôm lấy cột đồng cháy đỏ. Toàn thân máu thịt cháy khét, chết rồi lại sống, sống rồi lại chết. Thống khổ không thể tả. Sau khi đã thọ báo, phần nhiều đọa vào súc sanh. Súc sanh đã thọ xong, được thân người phần nhiều bần tiện đoản mạng, hoặc sanh nơi hoàn cảnh ác liệt.

17. HẢO SÀNG ĐỊA NGỤC
Là địa ngục giường lửa. Hỏa Sàng Địa Ngục giống như người hiện nay dùng miếng sắt để nướng thịt. Trong kinh luật dị tướng nói: Người phạm tà dâm, đàn ông thì ôm lấy cột đồng, đàn bà thì nằm trên giường sắt. Như trong kinh chánh pháp niệm xứ nói: Người ưa thích sát sanh, thiêu nướng chiên nấu, kho chưng thịt của chúng sanh hoặc dẫm đạp kiến côn trùng. Sau khi chết đều đọa vào địa ngục này, cái khổ của tội hình, thời gian rất dài, không thể tưởng tượng được. Tội báo này thọ xong, còn phạm những tội nghiệp khác lại đọa vào địa ngục khác đều phải chịu tội, cho đến khi tội báo thọ hết.

18. ĐIỆN THỨ HAI LÀ SỞ GIANG VƯƠNG
Sở Giang Vương làm chủ điện thứ hai làm chủ Hoạt Đại Địa Ngục, đến đây thọ tội đều do cái nhân sát sanh lúc sanh tiền tạo tác sát nghiệp vô lượng vô biên chịu lấy tội hình giống như lúc sanh tiền đã tạo cái nghiệp này giết nó như thế nào thì phải bị giết như thế ấy. Trong kinh nói người đọa vào Hoạt Đại Địa Ngục là lúc sanh tiền vui thích sát sanh đã tạo tội nghiệp nếu có phân biệt Thượng Trung Hạ thì địa ngục này cũng có phân biệt Thượng Trung Hạ. Nói chung là tất cả đều tùy theo nghiệp lực nặng nhẹ chịu một chỗ thọ báo hoặc nhiều chỗ thọ báo cho đến 16 chỗ, nếu còn có dư tội lại đọa vào địa ngục khác thọ dư báo. Đến trăm ngàn năm mới hết, mà địa ngục này có 16 chỗ khác nhau. Mỗi một chỗ so với mỗi một chỗ càng thống khổ giống như liên hoàn ngục liền nhau như dây chuyền không khác, các thứ khổ hành vĩnh viễn không gián đoạn.

19. KÍCH PHÚC ĐỊA NGỤC
Là địa ngục đâm bụng. Trong kinh luật dị tướng nói: Phàm là người lấy tâm ác độc hại chúng sanh, lấy chỉa sắt đâm cá, giết hại các loài thủy tộc hoặc săn bắn cầm thú thì phải chuốc lấy tội báo đâm bụng. Tội báo này chẳng những bị đâm bụng mà còn bị đâm khắp thân thể đến khi máu thịt nát rã mới thôi, đau khổ thê thảm vạn phần, gió thổi thì sống trở lại, phải chịu nhiều lần thọ tội báo, thống khổ không thể tả.

20. KIẾM DIỆP ĐỊA NGỤC
Là địa ngục lá kiếm. Kinh khởi thế nói lúc sanh tiền không có lòng từ bi, xúi giục kẻ khác dùng dao gậy đánh nhau hoặc sai khiến chiến đấu hoặc tụ tập đại chúng đấu nhau hoặc xâm phạm quốc độ dẫn đến chiến tranh. Sau khi chết đọa vào tội báo này củng cố thế lực mạnh hiếp kẻ yếu đề cao cạnh tranh biến thành đấu tranh, đề cao đấu tranh biến thành chiến tranh. Bá tánh vô tội chịu lấy kiếp nạn trước chưa từng có. Ngày nay địa cầu đã trở thành thôn địa cầu xâm lược chiếm lấy, đều là việc không nên làm, nhìn thấy địa ngục quả báo như thế, chúng ta nên bình tĩnh mà suy nghĩ giá trị và ý nghĩa của đời người tại đâu.

21. BẠT NHIỆT LÊ ĐỊA NGỤC
Là địa ngục kéo lưỡi, thị phi đều do cái miệng. Khẩu nghiệp đã tạo tội ác không có cùng tận, tội báo khổ nhiều thê thảm, bức họa đồ chỉ rõ là kéo lưỡi của tội nhân ra dùng móc sắt kéo cày trên đất. Phật ngôn lưỡng thiệt, nhân lưỡng diện thường thực tha bội nhục. Thọ tội khổ này khóc kêu la không ngừng.
Thọ tội này xong còn phải đọa qua ngục uống nước đồng sắt sôi, thiêu đốt cổ họng kế đến thiêu đốt tim phổi gan ruột v…v. Các thứ khổ sở bởi do miệng lưỡi đã tạo chủng chủng tội nghiệp lại hủy báng Phật, hủy báng Thánh hiền. Tạo lời sanh sự dẫn đến xung đột trọng đại, lừa gạt người già yếu lương thiệt v…v. Sau khi chết đều tránh không khỏi địa ngục kéo lưỡi.

22. TIÊN THÁT ĐỊA NGỤC
Là địa ngục roi vọt, động vật tuy nhỏ cũng là một sanh mạng, cố ý dùng roi đánh hoặc dẫm đạp những động vật nhỏ như kiến, tuy chúng nó không biết nói chuyện, chẳng có khả năng kháng cự nhưng sự đau khổ của chúng nó cùng với người chẳng có khác nhau. Lúc còn sống chẳng có tâm từ bi. Sau khi chết bị roi vọt vào thân như bóng theo hình, một báo trả một báo, chúng ta phải đề cao cảnh giác.

23. CHƯỚC TRIỆT ĐỊA NGỤC
Là địa ngục chém chặt. Con người vì muốn ăn ngon no bụng, thích ăn thịt có máu huyết hoặc giết hoặc chặt hoặc còn sống chặt đứt thành miếng, tạo tác sát nghiệp này sau khi chết đều phải chịu quả báo chém chặt. Đích thật là tâm nghiệp họa sư, tự nghiệp họa tác, nghiệp quả phân minh tự làm tự chịu.

24. HÀN BĂNG ĐỊA NGỤC
Là địa ngục lạnh giá. Trong kinh luật dị tướng nói: ném chúng sanh tới chỗ đông lạnh chết, thí như bắt cá đem cá còn sống để trong phòng lạnh đông lạnh chết, ngoài ra sau khi con người vừa tắt thở, lật đật đem người chết cho vào phòng lạnh, điều này thật là bất nhân. Sau khi chết đều đọa vào địa ngục này. Trong Ngọc chuẩn luận khoa nói: ỷ thế hiếp người khiến cho lòng người run sợ cũng đọa vào địa ngục này. Ngày nay có rất nhiều bọn côn đồ dùng thủ đoạn hăm dọa, bức ép đối phương phải tuân theo. Những người này sau khi chết khó mà thoát khỏi ngục này. Người háo sắc, tham uống rượu và bất hiếu với cha mẹ cũng sẽ bị đày vào địa ngục này.

Nguồn: http://www.thondida.com và www.chuavinhhung.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét