Trang

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Pháp Thoại Cư Sĩ Diệu Âm

Tổng Hợp Các Bài Pháp Thoại Của Cư Sĩ Diệu Âm

Video

Cư Sỉ Diệu Âm chùa Hoằng Pháp 2010
| 1 Tập |

Video
Cư Sĩ Diệu Âm, tại Âu châu 2013
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 | Tập 6 | Tập 7 | Tập 8 | Tập 9 | Tập 10 | Tập 11 | Tập 12 | Tập 13 | Tập 14 | Tập 15 | Tập 16 | Tập 17 |

Video

Pháp Thoại Tại Hà Lan
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Pháp Thoại Tại Tiệp Khắc
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 |

Video

Nói Chuyện với các liên hửu khắp nơi
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 |

Video

Khuyên Người Niệm Phật-Ðạo Tràng Chúng
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 |

Video

Tọa Đàm Tại Chùa Từ Xuyên
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 |

Video

Tọa Đàm tại Niệm Phật Đường Liên Trì
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Tọa Đàm tại Chùa Long Thọ
| Tập 1 | Tập 2 |

Video
Tọa Đàm tại Chùa Ba Vàng, Hà Nội
| Tập 1 | Tập 2 | Tập 3 | Tập 4 |

Video

Cư Sĩ Diệu Âm Tọa Đàm tại Tịnh Tông Học Hội Oregon
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Niệm Phật Ðường Tại ViệtNam - Hộ Niệm Cần Chú Ý
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Buổi Tọa Đàm Tại Lynnwood
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Chùa Thanh Hải - Ðà Nẵng
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Ðạo tràng Liên Hoa (Cà Mau)
| Tập 1 | Tập 2 |

Video

Khuyên Người Niệm Phật Tại Chùa Đức Hòa
| 1 Tập |

Video

Chùa Viên Quang - Xác quyết niềm tin vào Pháp Niệm Phật
| 1 Tập |

Video

Chùa Long Khánh - Qui Nhơn
| 1 Tập |

Video

Tọa Ðàm tại Chùa Phổ Thiện Hòa
| 1 Tập |

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Truyện Phật Giáo Hay !

1. BẤT THỐI TÂM

Thuở xưa có một người, tuy không được ai giáo hóa cho, nhưng vì đụng chạm trong đời, bị chuyện thế sự dầy vò, chuyện thị phi nhân ngã làm cho khốn đốn quá nhiều nên vô cùng phiền não và đâm có những suy nghĩ như sau: một con người trầm luân trong cõi trần lao này, cuối cùng được cái gì ? Trong vũ trụ mênh mông con người bé nhỏ li ti chỉ như một hạt cát của sông Hằng, thế mà suốt ngày tâm trí chỉ dùng trong việc tranh đoạt hoặc lừa gạt dối trá bên ngoài, đến giờ phút cuối cùng của cuộc đời mang theo được gì ? Một đời người như thế, thử hỏi có ý nghĩa nào không ?


Ông lại nghĩ đến đời sống của người tu, đó là những người làm việc vì chúng sinh, đời sống như thế thì cao cả biết bao! Những người tu ít nhất không bị thế sự trần lao làm cho khốn đốn phiền não, hơn nữa, họ còn có thể đắc được thánh quả của sự giải thoát trong tương lai. Nghĩ đến đây, ông rời bỏ gia đình đi tu làm sa môn.

Vị sa môn này từ sáng sớm đến chiều tối chăm chỉ tu học, không phút nào dám giải đãi. Chỉ cần nhớ lại đời sống của ông lúc trước và cái quả vị thánh mà ông nhắm đến trong tương lai cũng đủ thôi thúc ông chuyên cần học đạo.

Nhưng năm này sang tháng khác đã trôi qua mà ông vẫn chưa chứng đắc được quả vị nào, không lẽ công phu sâu dày như thế mà vẫn không đúng đạo hay sao ? Ông càng nghĩ càng lo sợ, hẳn là mình đã lầm đường lạc lối hay đang bị ma phá ? Ôi ! Chẳng thà trở về nhà làm kiếp phàm phu cho rồi, cần gì phải tu hành khổ sở như thế này!

Ông lấy quyết định sửa soạn bỏ về nhà rồi bỗng lại do dự. Sự thành công hay thất bại có khi được định đoạt chỉ trong một niệm: bỏ đi thì mấy năm cần khổ học đạo vừa qua coi như đổ xuống sống xuống biển, hy vọng ngộ đạo coi như mất vĩnh viễn ; còn nếu lấy lại tinh thần để tiếp tục con đường tu hành, biết đâu có thể thành tựu một ngày nào đó chăng ?

Trong lúc những ý nghĩ nên đi hay nên ở như thế đang quay cuồng trong đầu ông, thì có một vị thần cây trong núi thấy thế cảm thấy xúc động, vì trong kiếp trước đã từng có nhân duyên với ông. Thần cây rất lo lắng cho ông, biết rằng nếu ông trở về thì sẽ vĩnh viễn trôi nổi trong biển rộng sinh tử.

Thần cây bèn dùng chút thần thông thử thách, biết đâu xoay chuyển được ý chí của ông và giúp cho ông thành tựu đạo nghiệp ? Thần cây bèn hóa thành một vị tỳ kheo ni xinh đẹp, ăn mặc diêm dúa, đeo đầy nữ trang châu báu, ưỡn ẹo làm dáng đến trước mặt vị sa môn.

Vị sa môn thấy thế không chịu được, bèn nghiêm sắc mặt lại mà mắng rằng:

- Cô là tỳ kheo ni, là người xuất gia học đạo, tại sao lại mặc quần áo của người thế tục ? Tại sao lại làm bộ làm tịch để làm quáng mắt người khác ?

Hóa nhân tỳ kheo ni trả lời:

- Chuyện ấy có quan hệ gì ? Quần áo, nữ trang chỉ là huyễn hóa, phấn son chỉ là mầu sắc, thì có gì đáng tham luyến đâu ? Tất cả đều là giả tướng, chính thân của ông bộ cũng không đồng một thể hay sao ? Trước mắt thì thấy có tuổi thanh xuân, có sức khỏe dồi dào, nhưng một khi vô thường đến, đất nước lửa gió phân tán rồi, thì chủ của thân ấy ở đâu ? Vô tướng, thật tướng, chân như vốn bất sinh bất diệt, biết rõ các pháp bổn lai là như thế thì chứng đạo có chi là khó khăn ?

Một con người sống trên thế giới này giống như mặt trăng trên trời vậy: một mình một bóng, đến một mình và đi cũng một mình, trên thân đến không mang một thứ gì và cũng sẽ không một thứ gì trên thân mà đi, không có vật chi thuộc về mình một cách chân thật.

Chúng sinh ngu si, trong những hoàn cảnh hư huyễn không thật mà sinh tham luyến, mê say đến nỗi tự ràng buộc mình vào đó. Không phải cảnh giới mê hoặc con người, mà chính là con người tự đắm chìm vào cảnh giới ; không phải phiền não trói buộc con người mà chính là con người tự đi tìm phiền não để cột ràng mình vào. Vì mê lầm mà tham ái cảnh vật hư huyễn không thật nên suốt một đời sống như mộng, như say, như si, mà còn ngày đêm oán trời hận người. Họ không hiểu cái khổ không phải là cái gì tự có, mà là do ác nghiệp của chính họ chiêu cảm đến.

Chúng sinh thật đáng thương. Họ ngẫu nhiên tạo được vài nhân thiện, chiêu cảm được vài phúc báo, thế là dương dương tự đắc mà không hiểu rằng phúc báo cũng chỉ là giả tạm. Một khi nếm cái mùi giả tướng của thế gian rồi tham luyến nó, thì sẽ thấy cái vui sướng rất khó mà đi theo thân mình mãi mãi, ngược lại cái tai họa thì như bóng theo hình, một giây một khắc cũng không rời. Muốn cầu cái vui sướng tự tại vĩnh viễn thì phải liễu ngộ vấn đề sinh tử, phải vĩnh lìa tham dục và tạo tác.

Trong tam giới, dĩ nhiên cũng có những vị được rất nhiều phúc báo ở cõi trời, nhưng những vị này rồi cũng có lúc hưởng hết phúc và phải bị đọa lạc. Pháp Phật có nói: người ở trong gia đình như ngồi trong lao tù, mà cái tầng trời cao nhất của ba cõi cũng chỉ như lao tù. Chỉ có cái học vô lậu mà chư Phật và chư bồ tát đã tu học, tức là quán chiếu cái tướng "không" của chư pháp, và dừng bỏ cái thấy lệch lạc là có sự sai biệt giữa ta và người, mới là cái cảnh giới thường hằng an vui cứu cánh.

Hóa nhân tỳ kheo ni nói thao thao bất tuyệt một hồi, như một thùng nước sạch dội lên tâm trí của vị sa môn. Ông suy xét kỹ lưỡng ý nghĩa của từng câu nói mới nghe. Ðúng thế, cái giả tướng vốn do tứ đại hòa hợp, chúng sinh vì quá ư say đắm cái giả tướng này mà tự hại lấy mình.

Khi giác ngộ được rằng pháp tính vốn là không, con người sống ở trên thế giới này như một du khách đi qua xứ khác chơi, thì nhìn chúng sinh trong mười phương thật sự không thể nói được là có thân có sơ.

Vị sa môn nhờ thế mà tâm hồn trở nên cởi mở, xả bỏ hết mọi quái ngại. Ý nguyện ban đầu kiên cố trở lại, ông chăm chỉ tu học và về sau đắc được đại tự tại.



2. BÀ LÃO BỘC

Trưởng giả Tu Ðạt tại thành Xá Vệ nước Ấn Ðộ là một vị "đại thí giả", hễ có người nghèo khổ bần cùng đến cầu xin ông cứu giúp, ông liền làm cho người ấy được toại ý. Nhất là đối với Tam Bảo thì ông lại càng cung kính tôn thờ, thường thường cúng dường Đức Phật và chư tăng.


Trong nhà ông trưởng giả Tu Ðạt có một bà lão bộc làm công, rất trung thành với chủ và làm việc rất siêng năng, nên được trưởng giả một lòng tín nhiệm. Chìa khóa nhà kho, vựa lúa đều do một tay bà nắm giữ.

Bà lão bộc này tính nết rất keo kiết, mỗi khi thấy chủ nhân lấy từ kho ra bao nhiêu là tiền bạc của cải để bố thí cho người là trong lòng bà không khỏi cảm thấy tiếc rẻ.

Nhưng điều làm cho bà bất mãn hơn cả là lúc bà thấy Đức Phật và chư vị đệ tử đến nhà trưởng lão thọ cúng dường. Bà thấy lúc đó trưởng giả vô cùng nhiệt thành, hoan hỉ nghênh tiếp và cúng dường Đức Phật. Tâm ganh tị như thiêu như đốt khiến bà ghét Đức Phật thậm tệ. Có một hôm bà còn lập ác nguyện rằng:

- Tôi vĩnh viễn không muốn thấy mặt Phật, không muốn nghe ông ta thuyết pháp cũng không muốn thấy mặt mấy ông tỳ kheo.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Hình Hòa Thượng Tịnh Không

Hòa Thượng Tịnh Không
Lão Pháp Sư thượng Tịnh hạ Không, thế danh là Từ Nghiệp Hồng, Ngài sanh tháng 2 năm 1927, tại huyện Lư Giang tỉnh An Huy Trung Quốc. Thời thiếu niên Ngài học ở trường trung học Quốc Lập thứ ba và trường trung học Nam Kinh Thị Lập thứ nhất, năm 1949 Ngài đến Đài Loan, phục vụ ở Thật Tiễn Học Xã, lúc có thì giờ Ngài nghiên cứu học tập kinh sử triết học. Năm 26 tuổi bắt đầu học Phật ăn trường chay, đầu tiên cầu học với nhà triết học giáo sư Phương Đông Mỹ. Kế đến theo học với cao tăng Mật Tông Đại Sư Chương Gia 3 năm. Sau cùng đến Đài Trung cầu pháp với nhà Phật học Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam 10 năm, tổng cộng học tập Phật Pháp 13 năm. Ngài tinh thông kinh luận của các tông phái Phật Giáo và học thuyết của những tôn giáo khác như Nho, Đạo, Cơ Đốc, Islam v.v., đặc biệt là đối với Tịnh Độ Tông Phật Giáo tận tâm tận lực chuyên tu chuyên hoằng, được thành tựu rất là huy hoàng. 
                

Năm 1959, vào năm 33 tuổi, Ngài được thế độ ở chùa Lâm Tế vùng Viên Sơn thành phố Đài Bắc, pháp danh là Tịnh Giác, pháp tự là Tịnh Không. Sau khi thọ giới cụ túc Ngài đi khắp nơi giảng kinh thuyết pháp ở Đài Loan và các nước trên thế giới. Trước sau đã giảng giải như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác, Tịnh Độ Ngũ Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện), Kinh Kim Cang, Kinh Địa Tạng, Kinh Phạm Võng, Kinh Nhân Vương, Kinh Đại Bát Nhã Cương Yếu, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Bát Đại Nhân Giác, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Thù Thắng Chí Lạc, Kinh Đương Lai Biến, Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Kinh Kiết Hung, Lục Tổ Đàn Kinh, Sa Di Luật Nghi Yếu Lược, Đại Thừa Khởi Tín Luận, Vãng Sanh Luận, Đại Trí Độ Luận, Bách Pháp Minh Môn Luận, Duy Thức Nghiên Cứu, Bát Thức Quy Củ Tụng, Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm, Phật Giáo Tam Tạng kinh điển mấy mươi bộ. Ngoài ra, Ngài còn giảng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và Liễu Phàm Tứ Huấn, còn có chương trình Nhân Ái Hòa Bình Giảng Đường, giảng kinh thuyết pháp 40 mấy năm chưa từng gián đoạn, hiện nay có phát hành nhiều loại băng giảng cassette, băng giảng video, đĩa CD - MP3, đĩa VCD - DVD, có đến mấy ngàn tập. Cho đến nay mỗi ngày 4 tiếng đồng hồ ở trong phòng ghi hình giảng Kinh Hoa Nghiêm, vui với kinh pháp, chưa hề mỏi mệt... 

Hình Hoa Sen

Hình Ảnh Hoa Sen

Nhiều người giải thích Tịnh Đế Liên là loài sen đứng đầu về sự thanh tao, cũng có người cho rằng đây là loài sen quý để tiến vua.


 Bông sen Tịnh Đế ở Thuận Thành (Bắc Ninh), hai bông khá lệch nhau về kích cỡ tuy nhiên vẫn cùng một cuống. Theo chủ đầm, giống sen ở đây có nguồn gốc từ sen Tây Hồ.


HT.Thích Nhất Hạnh

Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, vào ngày 11 tháng 10 năm 1926, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Pháp hiệu "Thích" được sử dụng bởi các nhà sư Việt Nam, nghĩa là họ là một phần của dòng tu Thích Ca. Ông là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire của ông...


Địa Ngục Biến Tướng Đồ


GIANG DẬT TỬ TIÊN SINH HỌA 
Bức tranh Địa Ngục Biến Tướng Đồ này đã dung hợp với sự kết tinh của nghệ thuật và văn hóa. Tác giả dùng hết nghị lực, tuổi tác của ông đã gần cổ hy, trải qua thời gian một năm mới hoàn thành tác phẩm to lớn này, có thể nói là trước chưa từng có. Toàn bức tranh này hiếm có nhất là bề dài 50 thước, chỉ riêng về nhân vật thì có hơn ngàn người. Ngoài ra còn có hoa cỏ chim muông thú vật sơn thủy v.v… Trên thành tích nghệ thuật đã đi đến chỗ gọi là đỉnh cao tối thượng mà bên trong đã bao gồm nghĩa lý thâm sâu đủ để tịnh hóa nhân tâm và đoan chính phong tục là một vị nghệ thuật gia dùng nghệ thuật đối với toàn thể nhân loại là một sự giáo hóa tốt nhất.

TIỂU SỬ TÁC GIẢ  

Giang Dật Tử tiên sinh sanh năm 1938, vào năm 1964 lần đầu tiên tổ chức triển lãm, năm sau với bức tranh điền đơn phục quốc đồ được bộ giáo dục trao tặng giải thưởng tác phẩm này đại biểu cho quốc gia tặng cho Tổng thống dân quốc Đại hàn ông Phác Chánh Hy đến thăm viếng. Hiện nay vẫn còn cất giữ ở viện bảo tàng quốc gia Hán Thành, từ đây về sau mỗi năm đều được giải thưởng. Khi ông năm 30 tuổi đã giác ngộ công danh bên ngoài chỉ là hư huyễn không thật, cho nên ông ẩn cư vẽ tranh. Lần đầu tiên lúc triển lãm, lúc ấy ân sư là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam vì ông chỉ dạy nghệ thuật không nên chỉ là trang sức để thưởng thức nghệ thuật nên có đạo khí, có thể di phong chánh tục tịnh hóa nhân tâm vì vậy tác phẩm tranh vẽ và điêu khắc của ông tuy không lời nhưng bên trong nó đã hàm chứa nghĩa lý sâu xa vô tận. 
Thời cổ xưa tác phẩm Xuân Thu của Khổng Tử làm cho bọn loạn thần tặc tử khiếp sợ. Ngày nay bức tranh địa ngục biến tướng đồ xuất hiện cũng hy vọng có thể đánh thức phần tử trí thức và nghệ thuật văn nhân, nhân vật chính trị và lương tri của người làm việc giữa đại chúng biết được mình đối với thời đại và nhân loại nên gánh vác sứ mạng và trách nhiệm, tự mình phát huy sức ảnh hưởng của mặt chính, hy vọng nhân tâm có thể đôn hậu khiêm tốn chất phác, đây là sứ mạng của tác giả, lấy vẽ tranh để hóa đạo nhân tâm.
Địa Ngục Biến Tướng Đồ đồ hiệu đạo lãm, nhân sanh khổ đoản sanh mạng vô thường. Một khi đã tắt thở thì sanh mạng không còn, con người khi đã có sanh thì không tránh khỏi cái chết, sau khi chết đi về đâu, chúng ta không thể không biết, có thể vãng sanh cực lạc hay không? Hoặc sanh thiên hoặc đọa địa ngục hoặc đọa ngạ quỉ hoặc đọa vào súc sanh hoặc trở lại làm người.  Tất cả đều là mối lo âu đời này đã tạo những nghiệp quả. Địa Ngục Biến Tướng Đồ là giới thiệu cho mọi người biết rõ đọa xuống địa ngục phải chuốc lấy những chân tướng của tội báo, đồng thời cũng thuyết minh địa ngục quả báo hoàn toàn là tự làm tự chịu, chẳng phải là vua Diêm La định tội, cho nên chúng tôi trong tâm rất hy vọng sau khi đã xem bức họa đồ này có thể đánh thức được mọi người hiểu rõ thân người đáng quý, khởi tâm động niệm tạo tác tội nghiệp đọa địa ngục thật là đáng sợ. Cho nên trong kinh dạy rằng: chân thành phát lồ sám hối tức có thể xa lìa tội báo.  Chúng ta cùng nhau khuyến khích.


1. A Di Đà Phật và chư Thánh chúng tiếp dẫn vãng sanh cực lạc thế giới. Đời người quan trọng nhất không có gì sánh bằng là đời này có thể cầu sanh Tịnh Độ, liễu thoát sanh tử vĩnh viễn thoát khỏi cái khổ luân hồi mà Tây Phương Cực Lạc Thế Giới là Tịnh Địa thù thắng nhất, là A Di Đà Phật với nguyện lực không có gì sánh bằng đã thành tựu. Mục đích là phải giúp cho tất cả chúng sanh lìa khổ được vui. Chỉ cần chịu tin có thể nguyện có thể hành, lão thật niệm Phật đầy đủ Tín Nguyện Hạnh tam tư lương, mà y giáo phụng hành, một đời hành trì không thay đổi. Lúc sắp mạng chung nhất định được Phật Bồ Tát đến tiếp dẫn.
Được viên mãn thành tựu như trong bức tranh đã chỉ rõ:
Niệm Phật lâm chung kiến bửu đài,
Bửu phang bửu cái mãn không bài,
Di Đà Thế Chí Quan Âm đẳng
Hiệp chưởng tương tùy quy khứ lai.

2. Cần tu thập thiện được sanh thiên, không được vãng sanh cực lạc nhưng một đời tu thiện tích đức lâm chung cũng được vãng sanh Thiên đạo hưởng Thiên phước. Nhưng ít nhất phải đầy đủ tiêu chuẩn của thập thiện. Cái gì gọi là thập thiện: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không ỷ ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không tham, không sân, không si.

3. Nhờ vào Ngũ Giới được thân người. Phật dạy thân người khó được giống như rùa biển gặp khúc cây có lỗ, lại nói một khi mất thân người vạn kiếp khó được lại. Làm thế nào đời sau chắc chắn có thể được lại thân người, điều kiện căn bản nhất phải tu trì đầy đủ Ngũ Giới. Cái gì gọi là ngũ giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Còn như giàu sang nghèo hèn đều do tạo tác thiện ác nhiều ít mà định. Ngạn ngữ nói: “Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tạo giả thị”. Chúng ta phải rõ ràng minh bạch cái đạo lý này.

Tin Tức (baomoi.com)